Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Vào cuối tháng 11 năm 2022, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Mark Milley qua lời tuyên bố của ông đã gây nên cơn địa chấn cho giới lãnh đạo phương Tây. Ông cho rằng cuộc chiến tại Ukraine sẽ không thể giải quyết bằng các giải pháp quân sự thuần tuý. Tướng Milley gợi ý, Ukraine hiện đang ở thế mạnh nhưng nên tìm kiếm giải pháp hoà đàm cùng Nga qua lời mở đầu của Tổng Thống Putin. Lật ngược lịch sử, trong Đệ nhất Thế chiến khi đối phương từ chối đàm phán đã gây thêm hàng triệu người chết. Điều ấy cho thấy nếu lãnh đạo không nắm bắt thời cơ sẽ đưa con người đến tận cùng khổ đau.


Lập luận của tướng Milley không những chỉ thách thức lập trường của Kiev, trong đó bao gồm nhiều quốc gia ủng hộ Kiev, như: Ba Lan, Baltics, Bắc Mỹ và Vương quốc Anh. Đây là những quốc gia đứng trên lập trường theo đuổi một chiến thắng bằng quân sự. Như lời tuyên bố của Thủ tướng Estonia Kaja Kallas trên tạp chí Foreign Affairs “ con đường duy nhất dẫn đến hoà bình là đẩy Nga hoàn toàn ra khỏi Ukraine”, cùng những lãnh đạo của Nga phải đối diện với toà án tội ác chiến tranh và bồi thường thiệt hại. Đây là những điều căn bản cần thiết khi hoà bình lặp lại. Lời tuyên bố trên cũng được nằm trong bản công bố 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zenlensky đưa ra hồi tháng 11/2022.

Tuy nhiên, sự ngược chiều giữa quan điểm của tướng Milley và Thủ tướng Estonia Kaja Kallas sẽ gây nên tranh cãi lớn ở các nước phương Tây. Nếu quan điểm của Estonia tìm kiếm chiến thắng cuối cùng, các nước phương Tây cùng Hoa Kỳ phải tiếp tục cung cấp vũ khí và nguồn lực cần thiếp cho Ukraine. Nhưng kể từ ngày cuộc chiến bắt đầu đã gây nên thiệt hại nặng nề cho Ukraine và phương Tây, kể cả Nga. Hơn 6 triệu người Ukranie trở thành tỵ nạn, nền kinh tế hoàn toàn bị phá sản. Kyiv giờ đây sống nhờ viện trợ tài chánh của Hoa Kỳ và châu u hằng tỷ Mỹ kim. Chi phí năng lượng ở châu u tăng lên đáng kể do sự gián đoạn dòng chảy dầu khí.

Cho dù tình hình chiến sự không mấy khả quan cho lực lượng Nga, họ đã rút ra một số khu vực do sự phản công của quân đội Ukraine. Nhưng giới quân sự tiên đoán rằng sự lùi bước của Nga chưa hẳn là thất bại, mà đây có thể đòn tái phối trí lực lượng để tái chiếm. Do đó, viễn tượng hoà bình chưa có dấu hiệu cộng. Chính vì thế Ukraine và Tây phương cùng với Nga cần có chính sách mềm dẽo hơn, tương nhượng hơn để tránh xảy một cuộc chiến lan rộng. Trong đó Nga phải chấp nhận không tiếp tục một cuộc xâm lăng mới cho dù có cơ hội, kể cả Tổng thống Putin đang tiếp tục cầm quyền. Điều ấy đòi hỏi người Nga phải thoả thuận một số đòi hỏi của Ukraine, và mặc nhiên công nhận một chiến thắng hoàn toàn không thuộc về Moscow. Nhưng muốn đạt được mục tiêu trên, phương Tây phải xây dựng một tầm nhìn lớn hơn về chính sách ngăn chận những tham vọng quá xa với mong ước đánh bại hoặc vô hiệu hoá Nga. Giả thuyết trên nếu Hoa Kỳ và đồng minh không có một kế hoạch nhất quán và thống nhất, kịch bản chiến tranh leo thang mà tướng Milley đưa ra sẽ trở nên hiện thực.

KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA NGA

Nhìn nhận một cách tương đối, Ukraine đã được viện trợ rất nhiều từ các quốc gia châu u, đặc biệt Hoa Kỳ. Tuy nhiên sức mạnh Nga vẫn còn vượt trội, cho dù nền kinh tế sa sút do lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đưa ra, nhưng hệ thống chính trị Nga ổn định nhiều hơn dự đoán. Quân đội nhận lệnh tuyệt đối từ lãnh đạo Điện Cẩm Linh, mặc dầu quân lính mất tinh thần vì những thất bại liên tiếp, nhưng hệ thống chỉ huy vẫn chặt chẽ. Trong mùa đông nầy là phép thử quan trọng với khả năng chịu đựng của binh sĩ Nga.

Nhận định trên đúng với nền kinh tế Nga hiện nay. Có nhiều dự đoán rằng thương mại và công nghệ sẽ bị nghiền nát bởi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây áp đặt. Nhận định rằng với những biện pháp trên buộc Điện Cẩm Linh sẽ rút quân ra khỏi Ukraine. Tuy nhiên, áp lực kinh tế không đủ trọng lượng để Nga rút quân. Công bình mà nhận định, nền kinh tế Nga bị thu hẹp vào năm 2022, nhưng chỉ mức 3% ít hơn đáng kể so với dự đoán của một số chuyên gia về hệ thống của nước nầy, đã chứng tỏ tính bền vững và ổn định về mặt vĩ mô. Hơn nữa, cho dù Nga bị chận đứng nhiều chuỗi cung ứng từ các nước phương Tây, nhưng Moscow có thặng dư tài khoản cực kỳ lớn. Điều ấy cho phép họ tìm kiếm nhiều nhu cầu ở các quốc gia khác trên thế giới. Nhất là tài nguyên khí đốt và dầu hoả Nga đã chiếm đến 40% trên thế giới. Nhìn lại trong chiến tranh lạnh, rất nhiều biện pháp trừng phạt Nga nhưng không thể buộc họ rút khỏi Đông u, và ngày nay cho dù lệnh trừng phạt ở mức độ nào chăng nữa cũng không thể buộc Nga rút khỏi Ukraine. Cho dù mức giá trần của dầu thô do G-7 đưa ra vào đầu tháng 12 cũng không thể nắm chắc mức độ hiệu quả. Giả thuyết nếu biện pháp trên ảnh hưởng đến Nga, chúng ta tin rằng một cuộc chiến đẫm máu sẽ xảy ra, như nhận định của tướng Milley, Chủ tịch Liên quân Hoa Kỳ.

Là kiến trúc sư cho cuộc chiến nầy, Putin nhận thức rõ ràng về hậu quả tiềm tàng của thất bại. Việc hiểu sai lịch sử của Ukraine nên ông tin rằng Moscow sẽ chiến thắng nhanh chóng. Tuy nhiên, cho dù hiểu sai về nguồn gốc Ukraine nhưng Tổng thống Putin am hiểu tường tận về bài học sụp đổ của Nga hoàng và Liên Xô rất rõ ràng. Đế quốc Nga sụp đổ vào năm 1917, Sa hoàng Nicholas II thoái vị. Liên Bang Sô Viết sụp đổ vì những nhà quân sự và an ninh của Tổng thống Mikhail Gorbachev phản bội lại ông, nên ông mất quyền kiểm soát thủ đô. Ngày nay, Putin đã đảm bảo rằng ông nắm chắc quyền kiểm soát quân đội và an ninh cùng với sự hỗ trợ của người dân Nga. Nhất là không một quân đoàn nào đóng gần Điện Cầm Linh nên không thể xảy ra như trường hợp tháng 3 năm 1917. Và nữa, hiện nay những người có thể lãnh đạo một cuộc cách mạng đã trốn ra nước ngoài, còn lại thành phần trong nước đều bị quản chế chặt chẽ. Hiện tại đa số dân Nga tiếp tục ủng hộ chính phủ Putin nên Moscow chưa sẵn sàng chấp nhận thất bại. Hơn nữa, người dân Nga quan niệm rằng Nga hiện đang chống lại trận chiến sống còn với Tây phương, nên chủ nghĩa dân tộc được cỗ xuý. Họ cho rằng Nga chỉ có một con đường lựa chọn là chiến thắng hoặc diệt vong. Những lời tố cáo về tội ác chiến tranh trên thế giới không đủ trọng lượng để binh lính Nga thay đổi tư duy của họ. Riêng đối với Tổng thống Putin triễn vọng chấm dứt chiến tranh và hoà bình tệ hại hơn cuộc chiến tiếp tục xảy ra. Chính vì thế cách đây hơn 1 tháng ông đã bật đèn xanh cho đàm phán. Nhưng bắt đầu từ ngày 9 tháng 1/2023 ông đã trở lại lập trường không đàm phán (kể cả Ukraine).

Là người dân Nga bình thường họ đã tin lời chính phủ rằng Tây phương chủ trương nghiền nát nước Nga. Hơn nữa, một số chính giới châu u lập luận người Nga phải bị trừng phạt vì những gì họ đã làm với Ukraine. Chính vì quan niệm trên nên tinh thần đứng chung dưới lá cờ Nga là chiến dịch tuyên truyền hiện nay.

Tất nhiên, sự thay đổi quyền lực trong hệ thống chuyên chế khó xảy ra, nhưng không ngoại trừ. Trong quá khứ, quyền lực độc tài Nga đã gieo rắc sợ hãi và hoài nghi trong giới tinh hoa của đất nước. Ngày nay nhiều người lên án Tổng thống Putin bước theo dấu chân của Sa hoàng Nicholas và Gorbachev. Sự khủng hoảng kinh tế, đời sống người dân thiếu thốn cùng với nỗi ám ảnh của tuổi trẻ phải ra trận là những gì mà nhà cầm quyền Điện Cầm Linh hiện rất quan tâm cho một cuộc nỗi dậy. Tất cà những nguyên tố ấy sẽ có thể đưa đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Cho nên, một Putin muốn tồn tại, Điện Cẩm Linh nên quyết định đi đến thoả hiệp hoà đàm cùng Ukraine chấm dứt cuộc chiến xâm lược. Cho dù Nga hiện chiếm giữ 16% lãnh thổ của Ukraine hiện nay. Cuộc chiến nầy càng kéo dài thì hậu quả của nó càng tồi tệ hơn. Chiến tranh thế chiến thứ nhất đã lật đổ các đế chế và triều đại vĩ đại trên khắp châu u, giao mầm mống cho chiến tranh thế giới thứ 2, và hiện đang châm ngòi cho thế chiến thứ 3, đưa đến sự trỗi dậy của Hitler và Mussolini. Mối thù lịch sử giữa Pháp-Đức về Alsace-Lorraine và giữa Serrbia và Croatia về Bosnia đã tạo nên hậu quả chết người cho cả 2 phía. Vết thương của các xung đột nầy phải mất nhiều thế hệ mới xoa dịu và chữa lành. Hiện nay những tác động của cuộc chiến tại Ukraine chưa thể dự đoán sẽ đi tới đâu. Nhưng nhận thức về những tác động nầy mang tính huỷ diệt rất cao và sẽ phản ảnh nhu cầu chiến lược toàn diện. Thay vì chờ đợi phản ứng từ Moscow và Kyiv hay sự sụp đổ sắp xảy ra cho Putin, phương Tây cuối cùng phải đi đến giải pháp”hành động”./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152743215.